Rối loạn nội tiết vì uống cà phê lúc đói
Cà phê trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Do đó, việc hiểu rõ về các tác động của cà phê là cực kỳ quan trọng.From: web game casino
Đáng chú ý, theo nhiều nghiên cứu, cần hạn chế uống cà phê khi đói vì có thể dẫn đến nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe.
Uống cà phê ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng với cái bụng rỗng là thói quen cần chấm dứt.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Olivia Hedlund, trong cà phê có chứa axit, điều này khiến việc uống cà phê ngay sau khi thức dậy có thể gây khó chịu cho dạ dày.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê với chiếc bụng rỗng có thể làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày do sự gia tăng acid dạ dày.
“Đồng thời, caffeine trong cà phê cũng khiến cơ thể tiết ra hormone cortisol, làm tăng trạng thái căng thẳng. Điều này có thể đẩy cơ thể vào trạng thái kích thích tiêu cực”, chuyên gia này giải thích.
Cũng dựa trên kinh nghiệm cá nhân của mình, chuyên gia dinh dưỡng này đã chia sẻ trải nghiệm về việc thường xuyên uống cà phê vào buổi sáng trước khi ăn.
Chuyên gia này nói: “Ban đầu, cảm giác tỉnh táo và sảng khoái làm cho tôi cảm thấy hứng khởi. Tuy nhiên, sau một thời gian, tôi đã gặp phải vấn đề về nổi mụn do sự rối loạn từ chất trong cà phê”.
Bên cạnh đó, một số người thường trải qua cảm giác lo lắng và run rẩy sau khi uống cà phê. Hiện tượng này thường xuất hiện do cơ thể phản ứng với việc uống cà phê khi đói.
Caffeine có vai trò kích thích quá trình giải phóng epinephrine và norepinephrine ở tuyến thượng thận, những hormone này sẽ tiếp tục kích thích quá trình hoạt động của các tế bào và tăng tốc các phản ứng xảy ra trong cơ thể.
Khi uống cà phê lúc đói hoặc uống quá nhiều cà phê, do tuyến thượng thận tăng cường sản xuất nội tiết tố nên tim sẽ đập nhanh hơn khiến cho người uống cà phê bị run và thiếu tự chủ.
Những người nhạy cảm với cà phê có thể bị rối loạn đường tiêu hóa hoặc các triệu chứng liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác. Cà phê có thể làm ợ nóng và các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản tồi tệ hơn.
Chất caffeine có thể làm giãn cơ vòng ở đầu dưới của ống thực quản, gây ra trào ngược dịch vị dạ dày.
Nếu bạn cảm thấy đầy hơi, đau bụng trên hoặc buồn nôn sau khi uống cà phê lúc đói, điều này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nên tiếp tục thói quen này.
Giải pháp là gì?
Đối với những người không thể thiếu cà phê vào buổi sáng, Hedlund đề xuất một giải pháp đơn giản: Hãy ăn một bữa nhẹ trước khi uống cà phê. Có thể là trứng, sữa tươi hoặc trái cây…
Nếu không có thời gian chuẩn bị bữa sáng, nhưng vẫn cần năng lượng từ cà phê, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm như nho khô, đồ ăn nhẹ… trước khi tiêu thụ cà phê.
Hầu hết mọi người có thể an toàn khi dung nạp đến 400mg cà phê mỗi ngày (tương đương với khoảng 4 cốc cà phê nhỏ), nhưng không nên uống quá nhiều, sẽ gây hại.
Giống như nicotin và nhiều chất kích thích khác, caffeine là chất gây nghiện. Nghiện cà phê tới mức mà không có cà phê uống sẽ cảm thấy khó chịu, uể oải, bần thần, thậm chí mệt mỏi…