Tái hiện mùa nước lũ miền Tây
Hơn 11h, phóng viên Dân trí tìm đến Nước Nổi Quán (quận 12, TPHCM) – địa điểm ăn uống đang nhận được sự quan tâm những ngày gần đây nhờ mô hình ăn uống đặc biệt: Khách ngồi ăn trong cảnh nước ngập đến nửa bắp chân.
Vào giờ ăn trưa, quán hoạt động khá nhộn nhịp. 5-7 nhân viên “luôn tay luôn chân”, lội bì bõm trong nước để phục vụ thực khách.
Một số cho biết họ muốn đến đây để trải nghiệm mô hình ăn uống mới mẻ. Dù thưởng thức món ăn giữa cảnh ngập nước, thực khách vẫn cười nói vui vẻ, tận hưởng làn nước mát dưới chân, song cũng luôn miệng nhắc nhau “coi chừng rớt điện thoại xuống nước”.
Chị Phan Thị Cúc (SN 1984, quận 12) cho biết chị đã tìm đến quán này cách đây ít hôm. Tuy nhiên, do đến vào ban đêm, lúc đó quán khá đông khách, không còn chỗ ngồi nên chị và gia đình đành ra về, tìm nơi khác để ăn. Hôm nay, chị vẫn quyết tâm quay lại trải nghiệm kiểu ăn uống “độc lạ” này.From: web game casino
“Tôi vô tình biết thông tin quán trên mạng xã hội, thấy không gian đặc biệt nên tò mò. Ngồi trong không gian mát mẻ, yên tĩnh giữa thành phố, tôi tưởng chừng đang ở miền quê”, chị Cúc chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Bảo Hợp (SN 1998, nhân viên văn phòng ở quận 12) cũng tranh thủ giờ nghỉ trưa để ghé qua quán ăn này. Chị cho biết vừa thả chân vào dòng nước mát, chị thấy ký ức về mùa nước lũ quê hương Đồng Tháp của mình ùa về.
“Trải nghiệm ăn uống kiểu này khiến tôi thấy nhớ quê. Tôi nghĩ đây cũng là hình thức thú vị để những người sống ở thành phố được trải nghiệm cuộc sống miền Tây, những bữa ăn trong mùa nước lũ. Chắc họ sẽ có cảm giác mới lạ”, chị Bảo Hợp cho hay.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh Lê Hoàng Khiêm – chủ quán ăn này – cho biết mình từng sống tại Kiên Giang, Đồng Tháp (quê của cha mẹ anh) và từng đi qua những mùa nước lũ. Vậy nên, khi lên TPHCM mô hình ăn uống, anh Khiêm muốn tái hiện những bữa ăn giữa mùa nước lũ giống như những gì mình từng trải qua.
Nói là làm, người đàn ông U40 bắt tay vào kế hoạch, cho ra đời quán ăn với mô hình ngập nước. “Tôi muốn đem không gian miền Tây thân thuộc, chân chất lên TPHCM, để người miền Tây có thể sống lại những ngày tháng xưa cũ, còn những người nơi khác có dịp được trải nghiệm cái mới”, anh Khiêm chia sẻ.
Dân mạng thấy… lo
Theo khảo sát của phóng viên Dân trí, giá món ăn ở đây cũng tương đồng với giá cả các điểm ăn uống trong khu vực. Nhiều vị khách sau khi thưởng thức món ăn tại quán này, cũng cho biết giá cả phù hợp với túi tiền, đặc biệt là khẩu phần ăn đầy đặn.From: web game casino
Khách hàng đến quán hầu hết đều gọi món gà nướng. Nhiều người nhận xét món ăn của quán đậm đà hương vị miền Tây, phù hợp cho các gia đình. Tuy nhiên, một số thực khách không quen hương vị ẩm thực của miền Tây thì cho rằng món ăn ở quán hơi đậm vị ngọt.
Sau khi xuất hiện trong các clip trên mạng xã hội, quánăn ngập nước này cũng nhận về nhiều phản ứng trái chiều của dân mạng. Có ý kiến lại cho rằng nếu ăn uống mà ngâm chân suốt dưới nước thì chân sẽ phồng rộp, có mùi, thậm chí gặp vấn đề da liễu.
Một số người cũng cho rằng nếu chọn đi ăn ở quán ngập nước thì thực khách phải ăn mặc bình dân, không váy vóc hay giày đẹp.
Ngoài ra, nhiều người xem qua hình ảnh, video về quán ăn này trên mạng xã hội, cũng bày tỏ sự e dè về nguồn nước. Có người để lại bình luận: “Tôi sợ nhất bị ghẻ chân” hay “Ăn uống xong xác định về phải đi làm móng lại”…
Phản hồi về vấn đề này, nhân viên cho biết quán có các khu vực trên bờ để phục vụ những thực khách muốn ăn uống “bình thường”, không có nhu cầu trải nghiệm không gian ngập nước.
Ngoài ra, từ 16h đến 22h, quán sẽ cho rút nước, trả lại sự khô ráo cho toàn bộ không gian của quán đến khi đóng cửa.
Chủ quán cũng tâm sự, khi cho ra đời quán ăn với mô hình ngập nước, anh cũng tính toán kỹ lưỡng để có thể khiến khách hàng “đến vui vẻ, đi hài lòng”.
Anh cho rằng nhiều người xem qua clip hoặc đến quán, thấy cái ao khá to bên cạnh không gian ăn uống, nên có phần e dè vì cho rằng quán bơm nước từ ao lên rồi để ngày này qua tháng nọ. Anh khẳng định, nước được bơm lên và xả đi trong ngày, không có chuyện để lâu gây hôi thối.
“Chúng tôi có lắp đặt hệ thống bơm và lọc nước giếng. Hằng ngày, khi mở cửa lúc 10h, chúng tôi sẽ bơm nước lên, đến 16h thì xả nước. Cái ao bên cạnh dùng để chứa và thoát nước đã qua sử dụng, chứ không phải chứa nước để bơm lên”, anh Khiêm nói.
Về kinh phí bơm nước, anh Khiêm cho biết để duy trì mô hình “độc lạ”, anh chấp nhận trích một khoản doanh thu để đều đặn bơm nước hằng ngày, đảm bảo dòng nước luôn trong và mát.
Anh cũng chia sẻ thêm, khi kinh doanh mô hình mới lạ, sẽ không tránh khỏi nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, thời gian qua, anh thấy vui khi nhận được nhiều phản hồi tích cực của thực khách.
Mặc khác, được sống trong không gian yên ả, anh cảm thấy hạnh phúc, có thêm động lực và niềm vui trong cuộc sống.